Thống kê truy cập
Đang online :    0003
Lượt truy cập : 771492

Ảnh và Video hoạt động

Hướng dẫn thực hiện điều lệ đoàn

Tin tức - sự kiện

Hướng dẫn thực hiện điều lệ đoàn

» Điều lệ đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (06.11.2014 )
» Tài liệu tuyên truyền 45 năm thành lập Tổng cục dạy nghề (29.10.2014 )
» Lễ khai giảng năm học 2014 - 2015 (28.10.2014 )
» Vui tết trung thu (07.09.2014 )
» Lễ khai giảng năm học 2013-2014 (30.10.2013 )
» Giải cầu lông chào mừng ngày khai giảng năm học 2013 - 2014 (05.10.2013 )
» Đại hội công đoàn lần thứ XIX nhiệm kỳ (2012 - 2015) (26.11.2012 )
» Tạo sự đột phá trong giáo dục, đào tạo và dạy nghề (25.06.2012 )
» Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 55% vào năm 2020 (25.06.2012 )
» Giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đến năm 2015 (25.06.2012 )

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
--------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 22 HD/TWĐTN

Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2013

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN ĐIỀU LỆ ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đoàn thông qua ngày 12/12/2012, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn hướng dẫn toàn Đoàn thực hiện đúng và thống nhất Điều lệ Đoàn như sau:

PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐOÀN VIÊN

I- VỀ KẾT NẠP ĐOÀN VIÊN

1- Điều kiện độ tuổi và trình độ học vấn

a) Tại thời điểm xét kết nạp, người được kết nạp vào Đoàn tuổi từ 16 (từ đủ 15 tuổi + 1 ngày) và không quá 30 tuổi.

b) Người được kết nạp vào Đoàn tối thiểu có trình độ tiểu học. Đối với thanh niên là người dân tộc thiểu số, người đang sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì vận dụng linh hoạt.

2- Xét kết nạp đoàn viên trong một số trường hợp

a) Trường hợp thanh niên có nguyện vọng vào Đoàn, hăng hái tham gia các hoạt động do Đoàn tổ chức, có tín nhiệm với thanh niên, nhưng có bố mẹ, anh, chị, em ruột đang bị giam giữ, trước khi xét kết nạp phải xin ý kiến của cấp ủy đảng cùng cấp.

b) Trường hợp thanh niên làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa có tổ chức Đoàn, hăng hái tham gia các hoạt động do Đoàn tổ chức ở nơi cư trú, có tín nhiệm với thanh niên và có nguyện vọng vào Đoàn thì chi đoàn nơi cư trú xét, đề nghị, ban chấp hành Đoàn xã, phường, thị trấn ra quyết định chuẩn y kết nạp.

3- Thủ tục kết nạp đoàn viên

3.1- Thanh niên vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch của mình với chi đoàn, chi đoàn cơ sở.

3.2- Được học Điều lệ Đoàn và trang bị những kiến thức cơ bản về Đoàn trước khi kết nạp.

3.3- Được một đoàn viên hoặc một đảng viên (với những nơi chưa có tổ chức Đoàn) giới thiệu. Đoàn viên hoặc đảng viên giới thiệu phải là người cùng công tác, lao động hoặc học tập với người được giới thiệu ít nhất 3 tháng liên tục.

a) Đối với đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh do tập thể chi đội giới thiệu.

b) Đối với hội viên Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam do tập thể chi hội giới thiệu.

c) Đối với hội viên Hội Sinh viên Việt Nam do ban chấp hành chi hội giới thiệu.

3.4- Hội nghị chi đoàn xét kết nạp từng người một với sự biểu quyết tán thành của trên một phần hai số đoàn viên có mặt tại hội nghị và được đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định chuẩn y.

Trường hợp đặc biệt ở vùng cao, vùng sâu, các đơn vị công tác phân tán không có điều kiện họp được toàn thể chi đoàn, nếu được đoàn cấp trên đồng ý thì việc xét kết nạp có thể do ban chấp hành chi đoàn xét và đoàn cấp trên trực tiếp chuẩn y.

3.5- Trường hợp thanh niên đang học bậc trung học phổ thông nơi chưa có tổ chức chi đoàn thì việc kết nạp đoàn viên do ban chấp hành đoàn trường thực hiện.

II- QUY TRÌNH CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐOÀN VIÊN

Bước 1:Chi đoàn, đoàn cơ sở tổ chứctuyên truyền giới thiệu về Đoàn cho thanh niên, thông qua các loại hình tổ chức và các phương thức hoạt động của Đoàn, Hội, Đội.

Bước 2:Chi đoàn, đoàn cơ sở xây dựng kế hoạch kết nạp đoàn viên.

- Lập danh sách thanh niên tiên tiếnvà đội viên trưởng thành.

- Lựa chọn đối tượng theo các tiêu chuẩn kết nạp đoàn viên.

- Phân công đoàn viên giúp đỡ, dự kiến thời gian bồi dưỡng, thời gian tổ chức kết nạp.

Bước 3:Chi đoàn, đoàn cơ sở bồi dưỡng giáo dục, rèn luyện thanh, thiếu niên vào Đoàn.

a) Mở lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đoàn, lựa chọn những thanh niên có đủ tiêu chuẩn xét kết nạp (nơi có điều kiện có thể cấp giấy chứng nhận đã học qua lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đoàn cho thanh, thiếu niên).

b) Ở những nơi không có điều kiện mở lớp tập trung thì có hình thức phù hợp để thanh niên học tập, nghiên cứu sau đó kiểm tra.

Bước 4:Tiến hành các thủ tục và tổ chức kết nạp đoàn viên mới.

- Chi đoàn hướng dẫn thanh niên tự khai lý lịch và viết đơn (theo mẫu sổ đoàn viên).

- Hội nghị chi đoàn xét, báo cáo lên ban chấp hành đoàn cấp trên.

- Ban chấp hành đoàn cấp trên ra quyết định chuẩn y kết nạp.

- Chi đoàn tổ chức kết nạp đoàn viên mới, trao Huy hiệu Đoàn, Thẻ đoàn viên.

- Hoàn chỉnh hồ sơ để quản lý đoàn viên, tiếp tục bồi dưỡng tạo điều kiện để đoàn viên mới rèn luyện.

Đối với những nơi không có chi đoàn, ban chấp hành đoàn cơ sở hoặc chi đoàn cơ sở thực hiện quy trình công tác phát triển đoàn viên và quyết định kết nạp đoàn viên.

III - QUYỀN CỦA ĐOÀN VIÊN TRONG VIỆC ỨNG CỬ, ĐỀ CỬ VÀ BẦU CỬ CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CÁC CẤP CỦA ĐOÀN

1- Quyền ứng cử

a) Đoàn viên có quyền ứng cử để bầu vào ban chấp hành các cấp của Đoàn, dù đoàn viên đó là đại biểu hay không là đại biểu của đại hội.

b) Đoàn viên không phải là đại biểu của đại hội, ứng cử vào ban chấp hành Đoàn từ cấp huyện và tương đương trở lên phải gửi đến ban chấp hành cấp triệu tập đại hộiđơn xin ứng cử, sơ yếu lý lịch và nhận xét của ban chấp hành Đoàn cấp cơ sở nơi đoàn viên đang sinh hoạt, chậm nhất 15 ngày trước khi đại hội.

c) Tại đại hội đoàn viên, mọi đoàn viên đều có quyền ứng cử để bầu làm đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên, trường hợp đoàn viên không có mặt tại đại hội có thể ứng cử bằng đơn.

d) Đại biểu chính thức của đại hội đại biểu, hội nghị đại biểu có quyền ứng cử để bầu làm đại biểu đi dự đại hội đại biểu hoặc hội nghị đại biểu Đoàn cấp trên.

2- Quyền đề cử

a) Tại đại hội đoàn viên, tất cả đoàn viên đều có quyền đề cử đoàn viên để bầu vào ban chấp hành và bầu làm đại biểu đi dự đại hội đại biểu Đoàn cấp trên.

b) Tại đại hội đại biểu, các đại biểu chính thức đều có quyền đề cử những đoàn viên là đại biểu và những đoàn viên không là đại biểu để bầu vào ban chấp hành (trường hợp đề cử cán bộ đoàn ngoài tuổi đoàn viên thì phải là đại biểu chính thức của đại hội) hoặc đề cử đại biểu chính thức vào danh sách bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên.

c) Trường hợp bầu trực tiếp bí thư tại đại hội thì đại biểu chính thức có quyền:

- Đề cử ủy viên ban chấp hành để bầu làm bí thư (theo cách bầu thứ nhất tại khoản 3, mục I, phần thứ hai Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn)

- Đề cử đoàn viên là đại biểu hoặc không là đại biểu để bầu làm bí thư (theo cách bầu thứ hai tại khoản 3, mục I, phần thứ hai Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn).

d) Các ủy viên ban chấp hành có quyền đề cử ủy viên ban chấp hành để bầu vào ban thường vụ (những nơi không có ban thường vụ thì đề cử để bầu bí thư, phó bí thư), đề cử ủy viên ban thường vụ để bầu làm bí thư, phó bí thư.

e) Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội có trách nhiệm báo cáo với đại hộivề công tác chuẩn bị nhân sự ban chấp hành khóa mới, được quyền giới thiệu danh sách để bầu vào ban chấp hành đoàn khóa mới và đoàn đại biểu dự đại hội đại biểu Đoàn cấp trên.

f) Khi đề cử người vào danh sách bầu cử, người đề cử phải cung cấp trích ngang lý lịch của người được đề cử cho đại hội, hội nghị.

3- Quyền bầu cử

Đại biểu chính thức đủ tư cách có quyền bầu cử trong đại hội, hội nghị.

IV- VỀ ĐOÀN VIÊN DANH DỰ

1- Đối tượng xét kết nạp

Những người đã trưởng thành đoàn có tâm huyết, có nhiều đóng góp với Đoàn, có uy tín trong thanh thiếu niên và xã hội, đồng ý làm đoàn viên danh dự.

2- Quy trình, thủ tục và thẩm quyền xét kết nạp

a) Trong quá trình công tác, hoạt động, tổ chức cơ sở đoàn nhận thấy có những người đủ tiêu chuẩn và sẵn sàng làm đoàn viên danh dự thì báo cáo ban thường vụ huyện đoàn và tương đương xem xét quyết định.

b) Đoàn cơ sở tổ chức lễ kết nạp đoàn viên danh dự trang trọng, có tính tôn vinh người được kết nạp và giáo dục đối với đoàn viên, thanh thiếu nhi.

3- Quyền và nghĩa vụ của đoàn viên danh dự

a) Được cấp thẻ đoàn viên danh dự, được tham dự một số sinh hoạt và hoạt động của Đoàn.

b) Được tham gia thảo luận, hoạt động và đề xuất ý kiến về các công việc của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

c) Tích cực tham gia vào công tác giáo dục đoàn viên, thanh thiếu nhi, tuyên truyền, mở rộng ảnh hưởng của Đoàn trong thanh thiếu nhi và xã hội.

4- Các trường hợp thôi là đoàn viên danh dự

a) Đoàn viên danh dự có đề nghị xin thôi là đoàn viên danh dự thì ban thường vụ đoàn cấp huyện nơi kết nạp hoặc nơi đoàn viên danh dự sinh sống, học tập, công tác ra thông báo cho thôi là đoàn viên danh dự.

b) Đoàn viên danh dự vi phạm pháp luật, kỷ luật, đạo đức có ảnh hưởng đến uy tín của Đoàn thì ban thường vụ đoàn cấp huyện nơi kết nạp hoặc nơi người đó sinh sống, học tập, công tác quyết định xóa tên đoàn viên danh dự.

V- VIỆC XÓA TÊN TRONG DANH SÁCH ĐOÀN VIÊN

1- Chi đoàn xem xét quyết định xóa tên đoàn viên và báo cáo lên đoàn cấp trên trực tiếp đối với trường hợp đoàn viên không tham gia sinh hoạt đoàn hoặc không đóng đoàn phí ba tháng trong một năm mà không có lý do chính đáng.

2- Trường hợp đoàn viên thường xuyên đi học tập, lao động, công tác ở xa không quá 1 năm, trong thời gian đó đoàn viên có báo cáo với ban chấp hành chi đoàn và sau mỗi đợt đi về vẫn tham gia sinh hoạt, đóng đoàn phí đầy đủ và có những đóng góp cho hoạt động của chi đoàn thì không coi là bỏ sinh hoạt và không xóa tên trong danh sách đoàn viên.

VI- VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐOÀN VIÊN

Mỗi đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh đều có Sổ đoàn viên, Huy hiệu Đoàn và Thẻ đoàn viên.

1- Hồ sơ và quản lý đoàn viên

a) Hồ sơ đoàn viên là Sổ đoàn viên theo mẫu doBan Bí thư Trung ương Đoàn ban hành.

b) Quản lý đoàn viên:

- Ban chấp hành chi đoàn phải có Sổ chi đoàn theo mẫu do Ban Bí thư Trung ương Đoàn ban hành.

- Ban chấp hành đoàn cơ sở có Sổ danh sách đoàn viên, theo dõi kết nạp đoàn viên và trao Thẻ đoàn viên; sổ giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt đoàn.

- Hằng năm, ban chấp hành chi đoàn có trách nhiệm ghi nhận xét ưu, khuyết điểm, khen thưởng, kỷ luật và kết quả phân loại đoàn viên vào sổ của từng đoàn viên.

- Chi đoàn, đoàn cơ sở hàng quý; đoàn cấp huyện, cấp tỉnh và tương đương 6 tháng, 1 năm có trách nhiệm báo cáo đầy đủ tình hình công tác đoàn viên của đơn vị mình đối với đoàn cấp trên trực tiếp.

2- Sử dụng Huy hiệu Đoàn

- Cán bộ, đoàn viên đeo Huy hiệu Đoàn vào các ngày lễ của Đoàn, lễ kết nạp đoàn viên và các sinh hoạt, hội họp của Đoàn.

- Khuyến khích đoàn viên đeo Huy hiệu Đoàn trong giờ làm việc.

3- Thẻ đoàn viên

- Thẻ đoàn viên có giá trị chứng nhận tư cách đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất phát hành.

- Đoàn viên được cấp Thẻ trong lễ kết nạp hoặc chậm nhất không quá 1 tháng kể từ ngày được kết nạp vào Đoàn. Việc cấp Thẻ đoàn viên do ban thường vụ đoàn cấp huyện quyết định.

- Thẻ đoàn viên được dùng để đăng ký tham gia sinh hoạt đoàn tạm thời và xuất trình khi cần.

- Đoàn viên không được cho người khác mượn Thẻ; khi trưởng thành đoàn, đoàn viên được giữ lại Thẻ đoàn viên.

- Đoàn viên bị kỷ luật khai trừ thì bị thu hồi Thẻ; đoàn viên sử dụng Thẻ sai mục đích thì tùy mức độ bị xem xét xử lý kỷ luật. Ban chấp hành chi đoàn, ban thường vụ đoàn cơ sở có trách nhiệm thu hồi Thẻ và nộp cho đoàn cấp huyện quản lý.

- Trung ương Đoàn quản lý số lượng và số hiệu thẻ đoàn viên trên toàn quốc. Các cấp bộ đoàn quản lý số lượng và số hiệu thẻ đoàn viên của địa phương, đơn vị.

4- Chuyển sinh hoạt đoàn

a) Nguyên tắc:

- Đoàn viên khi thay đổi nơi cư trú, đơn vị công tác, học tập phải chuyển sinh hoạt đoàn.

- Chi đoàn, đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở có trách nhiệm chuyển sinh hoạt Đoàn cho đoàn viên.

b) Quy trình chuyển sinh hoạt đoàn:

- Đoàn viên khi chuyển sinh hoạt đoàn thì đề nghị ban chấp hành chi đoàn (hoặc chi đoàn cơ sở) nơi đang sinh hoạt để được chuyển sinh hoạt.

- Trách nhiệm của ban chấp hành chi đoàn:

+ Nhận xét đoàn viên vào Sổ đoàn viên và thu đoàn phí đến thời điểm chuyển sinh hoạt đoàn (trường hợp đoàn viên sinh hoạt tại chi đoàn cơ sở thì ban chấp hành chi đoàn cơ sở nhận xét, thu đoàn phí và trực tiếp tiến hành thủ tục chuyển sinh hoạt đoàn cho đoàn viên)

+ Giới thiệu đoàn viên đến đoàn cơ sở để làm tiếp thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn.

+ Tiếp nhận đoàn viên do đoàn cơ sở hoặc chi đoàn cơ sở giới thiệu đến sinh hoạt.

- Trách nhiệm của đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở:

+ Trường hợp đoàn viên chuyển sinh hoạt trong cùng một đoàn cơ sở thì ban chấp hành đoàn cơ sở giới thiệu đoàn viên về sinh hoạt tại chi đoàn mới.

+ Trường hợp đoàn viên chuyển sinh hoạt sang đoàn cơ sở khác thì ban chấp hành đoàn cơ sở giới thiệu đến ban chấp hành đoàn cơ sở mới.

+ Khi tiếp nhận đoàn viên từ nơi khác giới thiệu đến, ban chấp hành đoàn cơ sở giới thiệu đoàn viên về sinh hoạt tại chi đoàn trực thuộc.

c) Một số trường hợp khác:

-Đoàn viên là bộ đội xuất ngũ, chuyển ngành, là học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp các trường đang trong thời gian chờ để chuyển lĩnh vực công tác, học tập, lao động mới nếu thời gian chờ từ 03 tháng trở lên thì phải chuyển sinh hoạt về cơ sở đoàn nơi đoàn viên cư trú.

- Chuyển sinh hoạt đoàn tạm thời:

+ Đoàn viên đi học tập, lao động, công tác, đoàn viên là học sinh, sinh viên trong thời gian nghỉ hè, đi thực tập, thực tế với thời gian không quá 03 tháng thì chuyển sinh hoạt đoàn tạm thời đến cơ sở đoàn nơi học tập, lao động, công tác hoặc nơi cư trú mới. Đoàn cơ sở (chi đoàn cơ sở) có trách nhiệm làm thủ tục giới thiệu và tiếp nhận đoàn viên chuyển sinh hoạt đoàn tạm thời.

+ Việc chuyển sinh hoạt đoàn tạm thời có thể thực hiện bằng thẻ đoàn viên hoặc giấy chuyển sinh hoạt đoàn tạm thời theo mẫu do Ban Bí thư Trung ương Đoàn quy định thống nhất.

+ Trong thời gian sinh hoạt tạm thời, đoàn viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại điều 2, điều 3 của Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trừ quyền ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đoàn nơi đang sinh hoạt tạm thời.

-Đoàn viên chuyển đến những nơi chưa có tổ chức Đoàn vẫn phải làm thủ tục chuyển sinh hoạt đoàn như đã quy định. Khi đến nơi mới, xuất trình hồ sơ và báo cáo với tổ chức Đảng, khi chuyển công tác đi nơi khác đề nghị tổ chức Đảng nhận xét ưu, khuyết điểm và giới thiệu về ban chấp hành đoàn cơ sở nơi tiếp nhận đoàn viên. Trường hợp nơi đoàn viên lao động, học tập, công tác không có tổ chức Đảng, Đoàn thì đoàn viên đó phải sinh hoạt ở nơi cư trú.

- Trường hợp do thất lạc hồ sơ đoàn viên thì thủ tục chuyển sinh hoạt đoàn phải có bản tường trình và xác nhận của cơ sở đoàn nơi chuyển đi, được làm lại hồ sơ tại nơi chuyển đến. Trường hợp còn thẻ đoàn viên hoặc những văn bản xác nhận là đoàn viên, đảm bảo các quy định của Điều lệ Đoàn thì làm lại sổ đoàn viên tại nơi chuyển đến. Các trường hợp khác thì bồi dưỡng, xét kết nạp đoàn viên như điều 1, Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

- Chuyển sinh hoạt đoàn ra nước ngoài, từ nước ngoài về nước thực hiện theo hướng dẫn liên tịch giữa Ban Bí thư Trung ương Đoàn với Đảng ủy ngoài nước.

5- Đoàn viên tham gia sinh hoạt, hoạt động tại nơi cư trú

- Đoàn viên có trách nhiệm tham gia sinh hoạt đoàn tại nơi cư trú và báo cáo với chi đoàn nơi đang học tập, lao động, công tác.

- Chi đoàn, đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn tổ chức các hoạt động để đoàn viên tham gia sinh hoạt đoàn tại nơi cư trú: hoạt động tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội; chăm sóc giáo dục thiếu niên, nhi đồng; xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư; xây dựng chi đoàn mạnh… Ngoài ra, đoàn viên có thể tham gia các hoạt động khác tại nơi cư trú.

- Ban thường vụ tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc có trách nhiệm hướng dẫn quy trình, thủ tục để chi đoàn, đoàn cơ sở nhận xét, đánh giá đoàn viên tham gia sinh hoạt đoàn tại nơi cư trú.

- Khi tham gia sinh hoạt, hoạt động đoàn tại nơi cư trú, đoàn viên được tham dự và đóng góp ý kiến tại đại hội, hội nghị của chi đoàn. Trường hợp cần thiết về công tác cán bộ, nếu có tín nhiệm để bầu vào cơ quan lãnh đạo thì phải chuyển hồ sơ đoàn viên về nơi đó trước khi được bầu.

- Đoàn viên sinh hoạt đoàn tại nơi cư trú ứng cử (hoặc được giới thiệu ứng cử) vào chức danh bí thư, phó bí thư đoàn xã, phường, thị trấn phải được sự đồng ý của cấp ủy đảng xã, phường, thị trấn và đoàn cấp trên trực tiếp. Trường hợp đoàn viên là đảng viên phải được sự đồng ý của chi bộ nơi học tập, lao động, công tác.

6- Về quản lý đoàn viên đi lao động ở xa, thời gian không ổn định

Đoàn viên lao động ở xa, thời gian không ổn định là những đoàn viên rời khỏi địa phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đến địa phương khác để lao động với việc làm và thời gian không ổn định, không có điều kiện sinh hoạt Đoàn thường xuyên nơi cư trú.

a) Trách nhiệm của đoàn viên:

- Trước mỗi đợt đi lao động ở xa phải báo cáo với ban chấp hành chi đoàn về địa chỉ nơi đến để chi đoàn, đoàn cơ sở hướng dẫn thủ tục chuyển sinh hoạt đoàn tạm thời và giúp đỡ.

- Khi đến nơi lao động, đoàn viên liên hệ với chi đoàn, đoàn cơ sở nơi đến để đăng ký tham gia sinh hoạt đoàn; được dùng thẻ đoàn viên hoặc giấy chuyển sinh hoạt đoàn để sinh hoạt tạm thời.

b) Trách nhiệm của cơ sở đoàn nơi đoàn viên đi:

Chi đoàn lập sổ theo dõi danh sách đoàn viên kèm theo địa chỉ nơi đến của số đoàn viên đi lao động ở xa, thời gian không ổn định và báo cáo cho đoàn cơ sở để theo dõi. Đoàn cơ sở chuyển sinh hoạt đoàn tạm thời cho đoàn viên bằng giấy chuyển sinh hoạt hoặc hướng dẫn đoàn viên dùng thẻ đoàn viên để đăng ký sinh hoạt tạm thời.

c) Trách nhiệm của cơ sở đoàn nơi đoàn viên đến:

- Đoàn cơ sở tiếp nhận thủ tục sinh hoạt tạm thời và giới thiệu đoàn viên về các chi đoàn.

- Những địa bàn tập trung đông đoàn viên là lao động tự do và đã có đăng ký tạm trú thì đoàn cơ sở ở nơi đó có thể thành lập các chi đoàn trực thuộc để tổ chức các hoạt động.

PHẦN THỨ HAI

NHỮNG VẤN ĐỀ TỔ CHỨC CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

I- CÔNG TÁC BẦU CỬ CỦA ĐOÀN

1- Việcbỏ phiếu kín áp dụng trong các trường hợp:

- Bầu ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, bí thư thứ nhất và các bí thư ban chấp hành Trung ương Đoàn.

- Bầu đại biểu đi dự đại hội đoàn cấp trên (kể cả đại biểu dự khuyết).

- Bầu ủy viên ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

2- Bầu cử tại hội nghị ban chấp hành, hội nghị ủy ban Kiểm tra

- Bí thư hoặc phó bí thư đoàn khóa cũ có trách nhiệm triệu tập phiên họp thứ nhất của ban chấp hành khóa mới và chủ trì để bầu chủ tọa hội nghị. Trong trường hợp cần thiết, đoàn cấp trên và cấp ủy cùng cấp thống nhất chỉ định một ủy viên ban chấp hành khóa mới làm triệu tập viên để bầu chủ tọa hội nghị.

- Hội nghị ban chấp hành bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra. Hội nghị ủy ban kiểm tra bầu phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

- Ban chấp hành có quyền quyết định số lượng ủy viên ban thường vụ, phó bí thư (các bí thư đối với Trung ương Đoàn), ủy viên ủy ban kiểm tra, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra. Số lượng ủy viên ban thường vụ không quá một phần ba (1/3) số lượng ủy viên ban chấp hành. Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra không nhiều hơn số lượng ủy viên ban thường vụ.

3- Việc bầu trực tiếp bí thư tại đại hội Đoàn

- Đại hội chi đoàn và đại hội đoàn các cấp được trực tiếp bầu bí thư khi được sự thống nhất của đoàn cấp trên trực tiếp và cấp ủy đảng cùng cấp.

- Tiến hành bầu theo một trong các cách sau đây:

+ Cách 1:Đại hội bầu ra ban chấp hành, sau đó bầu bí thư trong số các ủy viên ban chấp hành.

+ Cách 2:Đại hội bầu bí thư, sau đó bầu số ủy viên ban chấp hành còn lại.

4- Phiếu bầu:

- Là phiếu do đại hội hoặc hội nghị phát hành, được in hoặc viết tay sẵn danh sách bầu cử do đại hội hoặc hội nghị đã thông qua theo vần chữ cái A,B,C... Nếu số lượng người trong danh sách bầu cử bằng với số lượng người được bầu thì phải sử dụng phiếu bầu có cột "đồng ý" và "không đồng ý".

Nếu trong danh sách bầu cử có nhiều người trùng cả họ và tên thì được phép chú thích chức danh hoặc tên cơ quan công tác, đơn vị học tập hoặc cư trú của những người đó tại thời điểm tiến hành bầu cử.

- Phiếu bầu không hợp lệ là:

+ Phiếu không do đại hội hoặc hội nghị phát hành,

+ Phiếu bầu thừa so với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyết định.

+ Phiếu không bầu ai hoặc không rõ để ai, gạch ai.

+ Phiếu viết tên người ngoài danh sách bầu cử được đại hội, hội nghị thông qua.

+ Phiếu có ký hiệu riêng.

+ Phiếu không ghi (hoặc không đánh dấu) đồng ý hay không đồng ý, hoặc phiếu đánh dấu vào cả hai cột “Đồng ý” và “Không đồng ý” đối với phiếu bầu có cột “Đồng ý” và “Không đồng ý”.

- Phiếu bầu thiếu so với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyết định vẫn là phiếu hợp lệ.

5- Về điều kiện trúng cử

- Kết quả bầu cử được tính là số phiếu bầu đồng ý hợp lệ trên tổng số phiếu phát ra tại đại hội, hội nghị.

- Người trúng cử là người có số phiếu đồng ý hợp lệ đạt trên một phần hai tổng số phiếu phát ra tại đại hội, hội nghị.

6- Những trường hợp khác

- Trường hợp bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng đã quyết định bầu, thì việc có tiếp tục bầu nữa hay không do đại hội, hội nghị quyết định.

- Nếu đại hội, hội nghị tiến hành bầu lần thứ 2 mà vẫn thiếu số lượng định bầu thì không tiến hành bầu tiếp nữa. Nếu là bầu các chức danh chủ chốt của Đoàn thì báo cáo với cấp ủy và đoàn cấp trên trực tiếp quyết định. Nếu là bầu đại biểu đi dự đại hội đoàn cấp trên thì báo cáo để ban chấp hành cấp triệu tập đại hội quyết định.

- Bầu đại biểu dự đại hội đại biểu đoàn cấp trên phải bầu đại biểu dự khuyết. Số lượng đại biểu dự khuyết do đại hội, hội nghị quyết định.Không lấy những người không được quá nửa số phiếu bầu trong danh sách bầu đại biểu chính thức làm đại biểu dự khuyết. Bầu đại biểu chính thức trước, bầu đại biểu dự khuyết sau.

II- VIỆC TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP

1- Về đại biểu đại hội.

a) Số lượng đại biểu:

Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội xem xét quyết định số lượng đại biểu phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị.

b) Thành phần đại biểu:

- Ủy viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (kể cả kỷ luật đảng, chính quyền, đoàn thể). Ủy viên ban chấphành cấp triệu tập đại hội ở đơn vị nào là đại biểu chính thức của đoàn đại biểu đơn vị đó.

- Đại biểu do đại hội, hội nghị đại biểu cấp dưới bầu lên theo phân bổ số lượng của ban chấp hành cấp triệu tập đại hội. Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội phân bổ số lượng đại biểu đại hội theo những căn cứ chủ yếu sau:

+ Số lượng đoàn viên.

+ Số lượng tổ chức trực thuộc cấp đó.

+ Tính đặc thù, những đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội...

- Đại biểu chỉ định: Chỉ chỉ định những trường hợp cần thiết và phải bảo đảm tiêu chuẩn đại biểu. Không chỉ định những người đã bầu cử ở cấp dưới không trúng cử chính thức hoặc dự khuyết làm đại biểu của đại hội.Đại biểu được chỉ định không quá 5% số lượng đại biểu đại hội. Đại biểu chỉ định là thành viên của các đoàn đại biểu nơi đại biểu đó công tác.

- Khi đại biểu chính thức (trừ ủy viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội) không đến đại hội được thì đại biểu dự khuyết thay, việc lấy đại biểu dự khuyết theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp.

Trường hợp đã thay thế hết số đại biểu dự khuyết thì ban chấp hành cấp triệu tập đại hội xem xét, quyết định chỉ định bổ sung theo đề nghị của ban thường vụ đoàn cấp dưới.

2- Về xây dựng ban chấp hành khóa mới:

a) Xây dựng ban chấp hành bảo đảm 5 yêu cầu cơ bản sau:

- Đảm bảo tiêu chuẩn do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn quy định.

- Đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.

- Đảm bảo tính thiết thực.

- Đảm bảo tính kế thừa.

- Đảm bảo độ tuổi bình quân.

b) Cơ cấu ban chấp hành: Cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm, chủ chốt các cấp; đoàn viên tiêu biểu có điều kiện và khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

- Coi trọng cán bộ trưởng thành từ phong trào thanh niên. Đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ, thành phần dân tộc, cán bộ khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội,...

- Trong dự kiến cơ cấu ban chấp hành cần dự kiến cả nhiệm vụ sẽ được phân công sau đại hội.

c) Số lượng ủy viên ban chấp hành đoàn các cấp:

- Chi đoàn:

+ Có dưới 9 đoàn viên: Có bí thư, nếu cần thiết thì có thể có 01 phó bí thư.

+ Có từ 9 đoàn viên trở lên: Ban chấp hành có từ 3 đến 5 ủy viên, trong đó có bí thư và phó bí thư.

- Đoàn cơ sở: Ban chấp hành có từ 5 đến 15 ủy viên. Nếu ban chấp hành có dưới 9 ủy viên thì có bí thư và 01 phó bí thư; có từ 9 ủy viên trở lên thì bầu ban thường vụ gồm bí thư, phó bí thư và các ủy viên ban thường vụ; trường hợp cần thiết, sau khi xin ý kiến và được sự đồng ý của cấp ủy đảng cùng cấp và đoàn cấp trên trực tiếp ban chấp hành có thể bầu 2 phó bí thư.

- Đoàn cấp huyện: Ban chấp hành có từ 15 đến 33 ủy viên; ban thường vụ có từ 5 đến 11 ủy viên. Trong ban thường vụ có bí thư và từ 1 đến 2 phó bí thư, trường hợp đặc biệt có thể có 3 phó bí thư do ban chấp hành quyết định sau khi xin ý kiến và được sự đồng ý của cấp ủy đảng cùng cấp và đoàn cấp trên trực tiếp.

- Đoàn cấp tỉnh: Ban chấp hành có từ 21 đến 45 ủy viên; ban thường vụ có từ 7 đến 15 ủy viên và không quá 3 phó bí thư.

+ Tỉnh đoàn Thanh Hóa, Tỉnh đoàn Nghệ An được phép bầu không quá 55 ủy viên ban chấp hành, 17 ủy viên ban thường vụ và 4 phó bí thư. Thành đoàn Hà Nội, Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh được phép bầu không quá 61 ủy viên ban chấp hành, 19 ủy viên ban thường vụ và 4 phó bí thư.

+ Trường h


[Trở về] [Đầu trang]


Các tin cũ hơn:
»
Kết quả tốt nghiệp các lớp khóa học 2012 - 2014 (10.11.2014)
» Thư chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 (13.11.2014)
» Thông báo tuyển dụng viên chức năm 2014 - 2015 (21.11.2014)
» Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (09.11.2015)
» Quyết định đổi tên trường Cao đẳng Nghề Sơn La thành Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Sơn La (02.06.2017)
» Danh sách giáo viên, nhân viên tham gia lớp bồi dưỡng đánh giá kỹ năng nghề bậc 1 năm 2017 (08.06.2017)
» Khai mạc Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học 2016 – 2017 (13.06.2017)
» Bế mạc Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học 2016 - 2017 (21.06.2017)
» Nghiệm thu Đề tài cấp cơ sở năm học 2016 - 2017 (22.06.2017)
» Chương trình văn nghệ ''Màu hoa đỏ'' chào mừng ngày Thương binh - liệt sĩ 27/07 (04.07.2017)