Thống kê truy cập
Đang online :    0001
Lượt truy cập : 628114

Ảnh và Video hoạt động

Dự thảo luật giáo dục nghề nghiệp

Thông tin cần biết

Dự thảo luật giáo dục nghề nghiệp

» Thông báo tuyển sinh năm học 2013 - 2014 (09.08.2013 )
» Thông báo tuyển sinh năm 2011 - 2012 (16.08.2011 )
» Giấy báo nhập học (16.08.2011 )
» Giấy báo nhập học máy xúc (16.08.2011 )
» Giấy báo nhập học (16.08.2011 )
» Khai giảng các lớp trung cấp nghề (16.08.2011 )
» Chế độ ưu đãi đối với học sinh là con em dân tộc học hệ trung cấp nghề (07.08.2011 )

QUỐC HỘI

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Luật số:      /2014/QH13

 

 

Dự thảo
(08/10/2014)

LUẬT

GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

 

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật giáo dục nghề nghiệp.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về hệ thống giáo dục nghề nghiệp; tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; quyền vànghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối vớitrung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng; doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học củahệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạotrình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất,kinh doanh vàdịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.

2. Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.

3. Mô-đun là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnhnhằm giúp cho người học có năng lực thực hiện trọn vẹn một hoặc một số công việc của một nghề.

4. Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập đã tích luỹ được trong một khoảng thời gian nhất định.

5. Đào tạo chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian docơ sởgiáo dục nghề nghiệpvàcơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệpcó đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp) thực hiện để đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.

6. Đào tạothường xuyênlà hình thức đào tạo vừa làm vừa học, học từ xa hoặc tự học có hướng dẫnđối với các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác, được thực hiện linh hoạt về chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm đào tạo,phù hợp với yêu cầu của người học.

7. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục nghề nghiệptư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ.

8. Doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;hợp tác xãđược thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã và cáctổ chức kinh tế kháccó tư cách pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.

Điều 4. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp

1. Mục tiêu chungcủa giáo dục nghề nghiệp lànhằmđào tạo nhân lực trực tiếp chosản xuất, kinh doanh và dịch vụ có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; tạo điều kiện cho người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

2. Mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:

a) Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản củamột nghề;

b) Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;

c) Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của các trình độ sơ cấp, trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp củachuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.

Điều 5. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm:

a) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

b) Trường trung cấp;

c) Trường cao đẳng.

2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loại hình sau:

a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập gồm các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chấtvà cáccơ sở giáo dục nghề nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ;

b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục gồm các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chấtvà cáccơ sở giáo dục nghề nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở xuống;

c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Điều 6. Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp

1. Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, đa dạng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp và với các trình độ đào tạo khác.

2. Đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nhân lực. Ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên trong tổng chi ngân sách dành cho giáo dục, đào tạo; được phân bổ theo nguyên tắc công khai, minh bạch, kịp thời.

3. Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy hoạch; tập trung đầu tư hình thành một sốcơ sở giáo dục nghề nghiệp trọng điểm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, nhu cầu học tập của người lao động và từng bước phổ cập nghề cho thanh niên.

4. Nhà nướccó chính sách phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệpphù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.

5. Ưu tiên đầu tư đồng bộ cho đào tạo nhân lực thuộc các ngành, nghề trọng điểm quốc gia, các ngành, nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực, quốc tế; chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng ven biển; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hoá.

6. Nhà nước thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng đào tạo đối với những  ngànhnghề đặc thù,ngành nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn,những ngành nghề thị trường lao động có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hoá. Các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp không phân biệt loại hìnhđều được tham gia cơ chế đấu thầu, đặt hàng này.

7. Hỗ trợ các đối tượng được hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, ngư dân đánh bắt xa bờ, lao động nông thôn là người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ được học tập để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục nghề nghiệp.

8. Nhà nước tạo điều kiện cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Điều 7. Xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp

1. Đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các hình thức đào tạo nghề nghiệp; khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức khác, công dân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tham gia hoạt động đào tạo nghề nghiệp.

2. Tổ chức, cá nhân đóng góp, đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định của Chính phủ. Ưu tiên về đất đai, thuế, tín dụng, đào tạo nhà giáo và cán bộ quản lý, cho thuê cơ sở vật chất, thiết bị để khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.

3. Khuyến khích nghệ nhân và người có tay nghề cao tham gia đào tạonghề nghiệp; khuyến khích, hỗ trợ đào tạo các nghề truyền thống và ngành nghề ở nông thôn.

4. Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

5. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trách nhiệm tham gia xây dựng, thẩm địnhchương trình đào tạonghề nghiệp; tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện quyền và trách nhiệm trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Điều 8. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

a) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển nhân lực của đất nước, ngành, địa phương và khả năng đầu tư của Nhà nước, khả năng huy động nguồn lực của xã hội;

b) Bảo đảm cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo và cơ cấu vùng miền; tính đa dạng, đồng bộ của hệ thống giáo dục nghề nghiệp, gắn đào tạo với sản xuất và dịch vụ; từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

2. Nội dung quy hoạchgồm:

a) Cơ cấu mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và quy mô đào tạo theo ngành nghề, trình độ đào tạo, loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

b) Phân bố các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo từng vùng, từng địa phương;

c) Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp;

d) Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo.

3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạchđược quy định như sau:

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch;

b) Các Bộ, ngành có cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam xây dựng và phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Bộ, ngành, địa phương mình; chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức thực hiện.

Điều 9. Liên thông trong đào tạo

1. Liên thông trong đào tạo được thực hiện căn cứ vào chương trình đào tạo; người học khi chuyển từ trình độ đào tạo thấp lên trình độ đào tạo cao hơn cùng ngành nghề hoặc khi chuyển sang học ngành nghề khác thì không phải học lại những nội dung đã học.

2. Hiệu trưởng các trường trung cấp, trường cao đẳng căn cứ vào chương trình đào tạo để quyết định mô-đun, tín chỉ, môn học hoặc nội dung mà người học không phải học lại.

3. Liên thông giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; liên thông giữa các trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp với các trình độ của giáo dục đại học được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 10. Cáchành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1. Lợi dụng hoạt động giáo dục nghề nghiệp để trục lợi, lạm dụng sức lao động.

2. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người họccủa cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

3. Gian lận trong tuyển sinh, thi, kiểm tra, cấp bằng, chứng chỉ đào tạo.

Chương II

CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Mục 1

TỔ CHỨC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Điều 11. Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Cơ cấu tổ chức của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục gồm:

a) Hội đồng trường đối với trường trung cấp, trường cao đẳng công lập; hội đồng quản trị đối với trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục;

b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;

c) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;

d) Các khoa, bộ môn;

đ) Các hội đồng tư vấn;

e) Phân hiệu; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất,kinh doanh,dịch vụ (nếu có);

2. Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục gồm:

a) Giám đốc, phó giám đốc;

b) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;

c) Các tổ bộ môn;

d) Các hội đồng tư vấn;

đ) Các đơn vị phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, dịch vụ (nếu có);

3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tự chủ về cơ cấu tổ chức.

Điều 12. Hội đồng trường

1. Hội đồng trường được thành lập ở trường trung cấp, trường cao đẳng công lập.

2. Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của nhà trường. Hội đồng trường có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Quyết nghị về phương hướng, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quy chế tổ chức, hoạt động của nhà trường;

b) Quyết nghị phương hướng hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế;

c) Quyết nghị chủ trương sử dụng tài chính, tài sản và phương hướng đầu tư phát triển của nhà trường theo quy định pháp luật;

d) Quyết nghị về cơ cấu tổ chức trường; về thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức củanhàtrường; về đề nghị miễnnhiệm hiệu trưởng;

đ) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.

3.Thành phần tham gia hội đồng trường gồm:

a) Hiệu trưởng;các phó hiệu trưởng;Bí thư tổ chức Đảng cơ sở, chủ tịch công đoàn, bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;đại diện nhà giáo và một số đơn vị phòng, khoa, đơn vị sản xuất, doanh nghiệp của trường (nếu có);

b) Đại diện cơ quan chủ quản hoặc đại diện đơn vị sản xuất, kinh doanh  có liên quan. 

4. Chủ tịch hội đồng trường do thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyềnbổ nhiệm, miễn nhiệm. Tiêu chuẩn của chủ tịch hội đồng trường như tiêu chuẩn của hiệu trưởng quy định tại khoản 2 Điều 16của Luật này.

5. Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 nămvà theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng. Hội đồng trườnglàm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.

6. Thủ tục, thẩm quyền thành lập, số lượng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của hội đồng trường, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ tịch, thư ký hội đồng trường; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch và các thành viên hội đồng trường được quy định trong điều lệvà quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Điều 13. Hội đồng quản trị

1. Hội đồng quản trị được thành lập ở trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục.

2.Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất cho chủ sở hữu của nhà trường, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

a) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông;

b) Quyết nghị về phương hướng, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quy chế, tổ chức hoạt động của nhà trường;

c) Quyết nghị về cơ cấu tổ chức trường; về thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức của nhà trường; về việc bổ nhiệm, miễnnhiệm hiệu trưởngvà đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc không công nhận hiệu trưởng;

d) Quyết nghị phương hướng hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế;

đ) Quyếtnghị những vấn đề về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và phương hướng đầu tư phát triển của nhà trường;

e)Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị,đại hội đồng cổ đông, việc thực hiệnquy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.

3. Thành phần tham gia hội đồng quản trị gồm:

a) Đại diện các tổ chức, cá nhân có số lượng cổ phần đóng góp ở mức cần thiết theo quy định;

b) Hiệu trưởng; đại diện cơ quan quản lý địa phương nơi cơ sở giáo dục nghề nghiệpcó trụ sởhoặc đại diện đơn vị sản xuất, kinh doanh có liên quan;

c) Đại diện tổ chức Đảng, đoàn thể; đại diện nhà giáo.

4. Chủ tịch hội đồng quản trịdo hội đồng quản trị bầutheo nguyên tắc đa số, bỏ phiếu kín.

Chủ tịch hội đồng quản trị là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của trường. Chủ tịch hội đồng quản trị có thể ủy quyền cho hiệu trưởng trường là đại diện chủ tài khoản, thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ như chủ tài khoản trong phạm vi được ủy quyền.

5. Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị là 05 năm.Hội đồng quản trị làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. 

6. Thủ tục thành lập, số lượng và cơ cấu thành viên; nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị; tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ tịch, thư kýhội đồng quản trị được quy định trong điều lệvà quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Điều 14. Tổ chức Đảng, đoàn thể, tổ chức xã hội 

1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoạt động theo điều lệ của tổ chức mình và theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm tạo điều kiện cho tổ chức Đảng, đoàn thể và tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 15. Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp

1. Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là người đứng đầu trung tâm, đại diện cho trung tâm giáo dục nghề nghiệp trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

Nhiệm kỳ của giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 5 năm.

2. Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có phẩm chất, đạo đức tốt;

b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;

c) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp;

d) Đủ sức khoẻ theo quy định.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp

a) Ban hành các quy chế, quy định trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

b) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp; bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức các chức danh trưởng, phó các tổ chức của trung tâm;

c) Xây dựng quy hoạch và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; quyết định cơ cấu, số lượng người làm việc và quyết định trả lương theo hiệu quả, chất lượng công việc; tuyển dụng viên chức, người lao độngtheo nhu cầu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp; ký kết hợp đồng làm việc,hợp đồng lao động, quản lý, sử dụngviên chức, người lao độngvà chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật;

d) Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và phối hợp với doanh nghiệp trong tổ chức đào tạonghề nghiệp; tổ chức hướng nghiệp cho học sinh phổ thông;

đ) Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ cho hoạt động đào tạo của trung tâm giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;

e) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định;

g) Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tiếp thu ý kiến và chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

h) Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạnvới cơ quan quản lý trực tiếp;

i) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

4. Thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận, miễn nhiệm, cách chứcgiám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:

a) Người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập bổ nhiệm giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc;

b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục trên địa bàn theo đề nghị của tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm hoặc cá nhân là chủ sở hữu trung tâm.

5. Thủ tục bổ nhiệm, công nhận, miễn nhiệmgiám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp được quy định trong Điều lệ Trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

Điều 16. Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng

1. Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng là người đứng đầu trường trung cấp, trường cao đẳng, đại diệnchonhà trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động củanhàtrường. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm. Hiệu trưởng được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ và không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng công lập là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của trường. Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục là đại diện chủ tài khoản theo ủy quyền của chủ tịch hội đồng quản trị, thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ như chủ tài khoản trong phạm vi được ủy quyền.

2. Tiêu chuẩn của Hiệu trưởng :

a) Có phẩm chất, đạo đức tốt, đã qua giảng dạy hoặc tham gia quản lý giáo dục nghề nghiệp ít nhất là 5năm;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với hiệu trưởng trường trung cấp; có bằng thạc sỹ trở lên đối với hiệu trưởng trường cao đẳng;

c) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp;

d) Đủ sức khoẻ theo quy định. Độ tuổi khi bổ nhiệm hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng công lập bảo đảm để tham gia ít nhất một nhiệm kỳ hiệu trưởng.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:

a) Ban hành các quy chế, quy định trong trường trung cấp, trường cao đẳng  theo nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị;

b) Tổ chức thực hiện nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị;

c) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức của trường theo nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị; bổ nhiệm, bãi nhiệm và miễn nhiệm các chức danh trưởng, phó các tổ chức của trường;

d) Xây dựng quy hoạch và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; quyết định cơ cấu, số lượng người làm việc và quyết định trả lương theo hiệu quả, chất lượng công việc; tuyển dụng viên chức, nhân viên hợp đồng theo nhu cầu của trường; ký kết hợp đồng làm việc và hợp đồng lao động, quản lý, sử dụng và chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và phối hợp với doanh nghiệp trong tổ chức đào tạo;

e) Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ cho hoạt động đào tạo của trường theo quy định của pháp luật;

g) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định;

h) Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tiếp thu ý kiến và chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong trường;

i) Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng và ban giám hiệu trước hội đồng trường, hội đồng quản trị;

k) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

4. Thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng trường trung cấp, hiệu trưởng trường cao đẳng được quy định như sau:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội bổ nhiệm hiệu trưởng trường trung cấp, hiệu trưởng trường cao đẳng công lập trực thuộc;

b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục trên địa bàn theo đề nghị của hội đồng quản trị;

c) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục theo đề nghị của hội đồng quản trị.

5. Thủ tục bổ nhiệm, công nhận, miễn nhiệmhiệu trưởng được quy định trong Điều lệ trường trung cấp, Điều lệ trường cao đẳng.

Điều 17.Hội đồng tư vấn

1. Hội đồng tư vấn trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp thành lập để tư vấn chongười đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệptrong việc thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạntrong phạm vi, thẩm quyền của mình.

2. Tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng tư vấn do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định.

Điều 18. Phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc cơ cấu tổ chức và chịu sự quản lý, điều hành của người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp không có tư cách pháp nhân độc lập, đóng ở tỉnh, thành phố khác với nơi đặt trụ sở chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chịu sự quản lý nhà nước theo lãnh thổ nơi đặt phân hiệu theo quy định của pháp luật.

2. Phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện các nhiệm vụ theo sự điều hành của người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, báo cáo với người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp về các hoạt động của phân hiệu, báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đặt phân hiệu về các hoạt động liên quan đến thẩm quyền quản lý của địa phương.

3. Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập; thẩm quyền, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối vớiphân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 19và Điều 20của Luật này.

Điều 19. Thành lập, sáp nhập,chia tách hoặc cho phép thành lập, sáp nhập,chia tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập hoặc cho phép thành lập khi có đề án thành lậpđáp ứng các điều kiệntheo quy định của Bộtrưởng BộLao động – Thương binh và Xã hội và phù


[Trở về] [Đầu trang]


Các tin cũ hơn:
»
Quy hoạch phát triển ngồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2020 (30.10.2014)
» Danh sách học sinh, sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng nghề, trung cấp nghề năm học 2013 - 2014 (06.11.2014)
» Lệnh công bố Luật giáo dục nghề nghiệp (24.12.2014)
» Luật giáo dục nghề nghiệp (24.12.2014)
» Thông tư quy đinh về chế độ làm việc của Giáo viên Giáo dục nghề nghiệp (01.06.2017)
» Thông tư 08_2017_Chuẩn chuyên môn nghiệp vụ đối với GVGDNN (01.06.2017)
» Phụ lục kèm theo Thông tư 08_2017_Chuẩn chuyên môn nghiệp vụ đối với GVGDNN (01.06.2017)
» Chính sách Nội trú đối với học sinh, sinh viên học Cao đẳng, Trung cấp (02.06.2017)
» Phiếu đăng ký xét tuyển học nghề (04.06.2017)
» Quy chế văn hóa nơi công sở (25.12.2017)